Khám Phá Quy Trình Sản Xuất Sữa Bột

Ngày 08-11-2024 Lượt xem 36

Sữa bột là sản phẩm được nhiều người lựa chọn bởi tính tiện dụng, dễ bảo quản và thời hạn sử dụng lâu dài. Để tạo ra sữa bột chất lượng cao, quy trình sản xuất cần tuân thủ các bước nghiêm ngặt, nhằm đảm bảo giữ lại tối đa hàm lượng dinh dưỡng của sữa tươi ban đầu. Trong bài viết này, hãy cùng Thành Ý Khám Phá Quy Trình Sản Xuất Sữa Bột nhé!

Khám Phá Quy Trình Sản Xuất Sữa Bột

Sữa bột là gì?

Sữa bột là sản phẩm được tạo ra từ sữa tươi sau khi trải qua quá trình tiệt trùng và tách nước bằng phương pháp sấy phun. Quá trình này giúp giảm độ ẩm, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, nhờ đó sữa bột dễ bảo quản và vận chuyển hơn. Đặc biệt, sữa bột có giá thành thấp và được ứng dụng rộng rãi hơn, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của nhiều đối tượng người tiêu dùng.

Các loại sữa bột trên thị trường

Trên thị trường có nhiều loại sữa bột khác nhau, mỗi loại chứa hàm lượng protein, chất béo và nước khác nhau. Các loại sữa bột phổ biến bao gồm:

  • Sữa bột nguyên kem (WMP - Whole Milk Powder): Chứa tất cả các thành phần tự nhiên của sữa bò, bao gồm chất béo, protein, lactose, vitamin và khoáng chất.
  • Sữa bột tách béo (NFDM - Nonfat Dry Milk Powder): Được sản xuất bằng cách loại bỏ hầu hết chất béo từ sữa tươi, thường chỉ chứa khoảng 1% chất béo.
  • Sữa bột gầy (SMP - Skimmed Milk Powder): Giống như sữa bột tách béo (NFDM), nhưng có tiêu chuẩn hóa hàm lượng protein tối thiểu là 34%. NFDM không có tiêu chuẩn hóa protein cụ thể.

Quy trình sản xuất sữa bột

1. Chuẩn bị nguyên liệu

Sữa bột, với các biến thể như sữa bột nguyên kem, sữa bột gầy, và sữa bột tan nhanh, đều được sản xuất từ nguyên liệu cơ bản là sữa tươi. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định, tiêu chuẩn đối với nguyên liệu sữa bột rất nghiêm ngặt, bao gồm các chỉ tiêu hóa lý, vi sinh và cảm quan. Một quy trình đặc biệt được áp dụng nhằm giảm số lượng bào tử và tế bào sinh dưỡng trong sữa, sao cho số lượng tế bào trước khi cô đặc và sấy không vượt quá 3000-5000 tế bào trong mỗi lít sữa. Ngoài ra, quy trình sản xuất còn bao gồm việc sử dụng các phụ gia như chất chống oxy hóa, chất tạo nhũ, chất ổn định, và muối phosphate, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cuối cùng.

2. Tiêu chuẩn hoá

Do hàm lượng chất béo trong các loại sữa bột khác nhau, việc điều chỉnh chính xác hàm lượng chất béo trong nguyên liệu trở nên cần thiết và phải được thực hiện trên dây chuyền sản xuất tự động. Các loại máy móc và thiết bị như máy ly tâm, hệ thống phối trộn, thùng chứa, cùng với các thiết bị đo lường và bơm, đóng vai trò quan trọng trong quá trình này để đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng đều và đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết.

3. Thanh trùng/Triệt trùng

Quá trình thanh trùng sữa bao gồm ba bước chính: tăng nhiệt độ sữa lên mức thanh trùng, duy trì nhiệt độ đó trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó làm lạnh sữa xuống nhiệt độ mong muốn.

Thanh trùng thường được tiến hành ở nhiệt độ từ 80-85 độ C trong vòng vài giây. Mục tiêu chính của quá trình này là giảm tối thiểu số lượng vi sinh vật (VSV) có hại trong sữa, vô hoạt các enzym và đạt được nhiệt độ cần thiết để quá trình cô đặc sữa sau đó diễn ra hiệu quả, cho phép hơi nước thoát ra nhanh chóng. Thanh trùng được thực hiện bằng cách sử dụng thiết bị trao đổi nhiệt dạng tấm bản, giúp đạt được yêu cầu về giảm tổng số vi khuẩn hiệu quả.

Bên cạnh đó, để tăng cường hiệu quả loại bỏ vi sinh vật, các nhà sản xuất còn áp dụng các phương pháp như ly tâm ở nhiệt độ 55-60 độ C hoặc vi lọc, nhằm tách bớt VSV ra khỏi sữa. Quá trình ly tâm có khả năng giảm lượng vi khuẩn lên đến 99% so với lượng vi khuẩn ban đầu, đồng thời giảm đáng kể số lượng vi khuẩn sinh bào tử có khả năng chịu nhiệt.

Xem thêm sản phẩm: Máy tiệt trùng UHT

4. Cô đặc

Sau quá trình thanh trùng, nồng độ sữa khá thấp, không phù hợp cho quá trình sấy khô. Sấy dung dịch loãng sẽ tốn nhiều thời gian và năng lượng, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Ở công đoạn này, cần cô đặc sữa từ khoảng 9,0% tổng chất rắn đối với sữa tách béo và 13% đối với sữa nguyên kem, lên đến 45-52% tổng chất rắn để thuận tiện cho việc sấy khô và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Phương pháp cô đặc hiện đại nhất hiên nay là cô đặc tuần hoàn chân không. Ở đây, sữa sẽ được chạy tuần hoàn ở nồi cô và bộ gia nhiệt dang ống chùm tạo ra quá trình cô đặc tuần hoàn. Đầu tiên sữa được chảy vào các ống trong cụm ống chùm và tràn sang buồng bay hơi, quá trình bay hơi sẽ diễn ra ở đây. Khi sữa chảy sang buồng bay hơi khiến cho áp suất ở buồng bay hơi tăng tạo động lực cho sữa đẩy vào bộ gia nhiệt khiến qua quá trình này trở lên tuần hoàn. 

Xem thêm sản phẩm: Hệ thống cô đặc tuần hoàn 1500L

5. Đồng hoá

Trong ngành công nghiệp chế biến sữa, một bước quy trình vô cùng quan trọng là đồng hoá. Đây là giai đoạn mà sữa được xử lý nhằm ổn định hệ nhũ tương của nó, giúp chống lại quá trình tách pha xảy ra dưới tác động của trọng lực. Đặc biệt, sau quá trình cô đặc, sữa chứa lượng chất béo cao, gây ra sự cần thiết phải thực hiện các bước xử lý tiếp theo để làm giảm kích thước của các hạt béo, qua đó đảm bảo chúng được phân tán đều trong toàn bộ dung dịch sữa.

Quá trình đồng hoá không chỉ giúp giảm kích thước hạt béo mà còn tăng cường khả năng hòa tan và hợp nhất của chúng với phần còn lại của sữa, từ đó cải thiện cảm quan của sản phẩm sữa cuối cùng về mùi vị và kết cấu. Việc nhỏ hóa các hạt béo và phân tán chúng đều khắp sữa cũng giúp tăng cường độ bền của hệ nhũ tương, làm cho sữa trở nên mịn màng hơn và ngăn chặn việc hạt béo tách ra khỏi phần lỏng, một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và tuổi thọ của sản phẩm sữa.

Xem thêm sản phẩm: Máy đồng hoá

6. Sấy phun

Sau khi cô đặc, nồng độ sữa đã đạt 45-52%. Tuy nhiên, để bảo quản và sử dụng lâu dài, cần sấy khô cà phê thành dạng bột tạo ra sản phẩm có độ ẩm thấp (khoảng 2-4%). Sữa bột dạng bột khô có thể được đóng gói và bảo quản dễ dàng hơn, đồng thời có thời hạn sử dụng dài hơn.

Sấy phun là phương pháp sấy khô dung dịch phổ biến nhất hiện nay, được sử dụng để sản xuất các loại bột như: sữa bột, cao bột, gia vị, v.v... Máy hoạt động dựa trên nguyên lý phun chất lỏng thành các giọt sương nhỏ vào buồng sấy và cấp trực tiếp không khí nóng vào đó. Khi tiếp xúc với không khí ở nhiệt độ cao, nước trong các giọt sương bay hơi gần như ngay lập tức, để lại các hạt khô dạng bột. Bột khô sau đó được thu hồi ở đáy buồng sấy hoặc qua hệ thống lốc xoáy để giảm thất thoát. Quá trình sấy phun diễn ra nhanh chóng, giúp duy trì các đặc tính dinh dưỡng và chất lượng của sản phẩm.

Xem thêm sản phẩm: Máy sấy phun ly tâm

7. Làm nguội và rây

Sữa bột sau khi sấy được làm nguội và rây để loại bỏ các hạt lớn và tạp chất.

Xem thêm sản phẩm: Máy sàng rung sữa bột

8. Đóng gói

Sau quá trình sấy, sữa bột được tiếp tục chuyển qua hệ thống sàng lọc để đảm bảo độ mịn và đồng đều trước khi bước vào giai đoạn đóng gói cuối cùng. Trong quá trình đóng gói, thường diễn ra trong môi trường chân không, việc thổi nito và hydro vào bao bì trước khi kín miệng bao giúp làm giảm quá trình oxy hóa, từ đó kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm. Bao bì được chọn lựa kỹ lưỡng để sữa bột được bảo quản trong điều kiện tốt nhất, giảm thiểu sự tiếp xúc với không khí, độ ẩm và ánh sáng môi trường, qua đó đảm bảo chất lượng sản phẩm từ khi sản xuất cho đến khi tới tay người tiêu dùng.

Xem thêm sản phẩm: Máy đóng gói bột

Với bề dày kinh nghiệm và sự tận tâm, Thành Ý tự hào là đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm. Sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi không chỉ đảm bảo chất lượng mà còn đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe nhất. Đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7, giúp bạn tìm ra giải pháp tối ưu nhất cho sản phẩm của mình. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí! 

Tìm kiếm
Danh mục
Kết nối
Liên hệ Hotline: 0382 386 179 wiget Chat Zalo Chát Zalo cùng chúng tôi Lên đầu trang